Giãn tĩnh mạch thừng tinh cách điều trị hiệu quả
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là một căn bệnh không xa lạ đối với nhiều nam giới. Căn bệnh này có thể không gây đau đớn hay ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt của người bệnh nhưng nó lại là một trong những tác nhân gây ra tình trạng vô sinh ở nam giới. Để giúp các bạn có cái nhìn tổng quát hơn về căn bệnh này, hôm nay chúng tôi đã mời bác sỹ Phan Văn Thắng, chuyên khoa cấp I khoa Ngoại – Tiết niệu Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội chia sẻ các thông tin cần thiết về căn bệnh này, mời các bạn cũng theo dõi.Giãn tĩnh mạch thừng tinh là gì?
Giãn tĩnh mạch thừng tinh là sự nở rộng của các tĩnh mạch bên trong bìu. Hiện tượng này xảy ra khi tĩnh mạch tinh không có van hoặc hệ thống van chống trào ngược bị trục trặc khiến máu từ tĩnh mạch thận hoặc tĩnh mạch chủ dưới trào ngược vào tĩnh mạch tinh làm cho tĩnh mạch tinh ngày càng giãn rộng, lượng máu ứ đọng lại quanh tinh hoàn quá nhiều.Giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể xuất hiện ở một hoặc cả hai bên túi bìu. Tuy nhiên, theo nghiên cứu bệnh thường hình thành ở bên trái do tĩnh mạch ở đây thường chịu áp lực lớn hơn bên phải. Giãn tĩnh mạch tinh hoàn có thể dẫn đến giãn bìu.
Nguyên nhân gây giãn tĩnh mạch thừng tinh ở nam giới
Hiện nay, nguyên nhân gây ra giãn tĩnh mạch thừng tinh vẫn đang được các bác sỹ nghiên cứu. Tuy nhiên, bệnh lý này có thể xuất hiện do các yếu tố như:Nhiệt độ ở bìu tăng cao khiến làm nhiệt độ tinh hoàn tăng lên 0,6-0,8 độ C.
Sự trào ngược các chất chuyển hóa từ thượng thận và thận vào tĩnh mạch tinh làm ứ đọng máu tĩnh mạch và làm tăng prostaglandine hoặc catecholamine trong tĩnh mạch tinh.
Do bẩm sinh cấu trúc của tĩnh mạch không bình thường
Triệu chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh
Bác sỹ Phan Văn Thắng cho biết: “Giãn mạch thừng tinh thường không có các triệu chứng rõ ràng. Các dấu hiệu của bệnh chỉ xuất hiện khi bệnh đã ở cấp độ nặng hơn”. Thông thường, bệnh được chia làm 3 cấp độ.Cấp độ 1-2: Ở cấp độ này người bệnh sẽ thấy những cơn đau dần xuất hiện khi hoạt động mạnh, đứng lên hoặc ngồi xuống. Phần bìu 1 hoặc 2 bên có hiện tượng chảy xệ, cơn đau ngày càng nặng nề, gây khó chịu cho nam giới. Khi sờ vào phần bìu sẽ thấy có đôi chỗ ngoằn nghèo.
Cấp độ 3: Đây là cấp độ nguy hiểm của bệnh, ở cấp độ này, ngoài việc cảm thấy đau khi đứng hoặc ngồi thì khi nằm người bệnh cũng sẽ cảm thấy những cơn đau. Ngoài ra tình trạng bìu ngày càng chảy xệ, đám rối tĩnh mạch ngoằn nghèo gây khó chịu khi quan hệ tình dục. Khi bệnh ở cấp độ này đa phần chất lượng tinh trùng đều sẽ bị ảnh hưởng, khiến nam giới có thể bị vô sinh.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh có nguy cơ gây vô sinh
Giãn tĩnh mạch thừng tinh nếu không điều trị kịp thời có thể khiến nam giới vô sinh do số lượng và chất lượng tinh trùng sẽ bị giảm sút vì tinh hoàn chỉ sản xuất tinh trùng có chất lượng nếu nhiệt độ bìu thấp hơn nhiệt độ cơ thể từ 3-4 độ C.Ngoài ra, bệnh có thể làm teo tinh hoàn, người bệnh sẽ cảm thấy tinh hoàn nhỏ và mềm hơn khi sờ vào đó các vấn hoạt động không tốt khiến máu không dồn vào các tĩnh mạch làm gia tăng áp lực ở các tĩnh mạch.
Giãn tĩnh mạch thừng tinh nên kiêng gì?
Các bác sỹ khuyên bạn nếu bị mắc bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh thì cần hạn chế tập luyện các môn thể thao có cường độ vận động mạnh như bóng đá, chạy điền kinh...Không mặc các loại quần chật, bó sát, vải quần có chất liệu giữ nhiệt. Hạn chế việc tắm nước nóng vì nó sẽ khiến gia tăng việc giãn thành mạch và giết chết tinh trùng.
Ngoài ra, bạn nên đề ra cho mình chế độ sinh hoạt lành mạnh, ăn uống khoa học, tập các bộ môn thểthao nhẹ nhàng (đi bộ, yoga, bơi lội...), đi khám định kỳ thường xuyên.
TIẾN SĨ NAM HỌC- BÁC SĨ VŨ ĐÌNH CẦU
CHUYÊN KHOA NGOẠI TIẾT NIỆU - BÁC SĨ BÙI NGỌC LÂM
Cách điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh
Hiện nay, để điều trị giãn tĩnh mạch thừng tinh bác sỹ thường áp dụng cả phương pháp nội khoa và ngoại khoa. Nếu bệnh nhân có tĩnh mạch thừng tinh giãn nhưng không có bất thường về số lượng tinh trùng hay các vấn để về thừng tinh thì không cần phải điều trị mà chỉ cần theo dõi thêm các dấu hiệu khác (nóng ở bìu hoặc đau tức).Đối với các trường hợp giãn thừng tinh ở cấp độ nặng hơn thì người bệnh có thể được chỉ định phẫu thuật vi phẫu để cột tĩnh mạch thừng tinh giãn. Ngoài ra, còn một phương pháp điều trị khác là thuyên tắc tĩnh mạch.
Đối với phương pháp này bác sỹ sẽ tiêm chất tạo xơ vào các tĩnh mạch giãn, tuy nhiên tỷ lệ tái phát của phương pháp này khá cao (10-15%). Trong thời gian điều trị người bệnh cần tuân thủ sự hướng dẫn và chỉ định của bác sĩ.
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội là một trong những đơn vị đi đầu trong việc khám và điều trị các bệnh lý nam khoa. Trong thời gian hoạt động, phòng khám đã tiếp nhận nhiều ca bệnh giãn tĩnh mạch thừng và tiến hành điều trị đạt kết quả tốt. Có được điều đó là nhờ đội ngũ y bác sỹ giàu kinh nghiệm cùng hệ thống trang thiết bị y tế hiện đại giúp cho quá trình khám và điều trị được nhanh chóng và chuẩn xác hơn. Vì vậy, nếu có những nghi ngờ về việc mắc chứng giãn tĩnh mạch thừng tinh, bạn có thể đến phòng khám để được các bác sỹ chuẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và đưa ra liệu pháp điều trị phù hợp nhất.