Tắc kinh
Tắc kinh là một trong những hiện tượng rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe sinh sản. Nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến vô sinh hiếm muộn, thậm chí, đây là dấu hiệu của một số bệnh ung thư như ung thư cổ tử cung, ung thư âm đạo…
Tắc kinh là gì?
Các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội cho biết, kinh nguyệt là một hiện tượng sinh lý bình thường ở nữ giới, bắt đầu ở tuổi dậy thì (9-12 tuổi) và kết thúc ở tuổi mãn kinh (45-55 tuổi). Thông thường một chu kỳ kinh ở phái nữ sẽ kéo dài trong khoảng 28 - 32 ngày, với số ngày hành kinh là 3 - 5 ngày lượng máu mất đi từ 30 - 80ml. Tùy vào cơ địa và sức khỏe của từng người mà tình trạng kinh nguyệt sẽ diễn biến khác nhau.
Tắc kinh là một hiện tượng rối loạn kinh nguyệt thường gặp ở những nữ giới trong độ tuổi sinh sản. Đây là tình trạng khi chị em đang có kinh nguyệt nhưng vì một lý do nào đó mà chu kỳ kinh bị gián đoạn, thay đổi như ngày kinh đến muộn hơn bình thường, số ngày kinh không đều qua các tháng, lượng máu kinh lúc ra nhiều, lúc ra ít, nhỏ giọt...
Các chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở tuyệt đối không nên chủ quan với hiện tượng này mà cần tìm ra "thủ phạm" và cách khắc phục kịp thời để bảo vệ khả năng sinh sản của bản thân.
Bài tham khảo:
Chuyên Khoa I Sản Phụ Khoa - Bác Sĩ Trần Thúy Vân
Chuyên Khoa I Sản Phụ Khoa - Bác Sĩ Nguyễn Thị Thu Hiên
Các chị em phụ nữ đang trong độ tuổi sinh nở tuyệt đối không nên chủ quan với hiện tượng này mà cần tìm ra "thủ phạm" và cách khắc phục kịp thời để bảo vệ khả năng sinh sản của bản thân.
Một trong biểu hiện đầu tiên mà chị em dễ dàng nhận biết là lượng máu kinh nhỏ giọt, 2-3 tháng chưa có kinh hoặc trên 18 tuổi vẫn chưa có chu kỳ kinh nguyệt nào.
Suy giảm ham muốn tình dục, cơ thể mệt mỏi, chán ăn, sụt cân.
Xuất hiện nám da, vàng da, nhợt nhạt có cảm giác khô, dễ nổi nóng, tính khí bất thường.
Ngoài ra còn có biểu hiện của một số bệnh lý gây ra hiện tượng tắc kinh như viêm nhiễm vùng kín, viêm cổ tử cung, polyp tử cung…